THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU

STL – Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Thương hiệu vừa là tín hiệu, dấu hiệu, để người tiêu dùng nhận biết về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ… vừa là công cụ để phòng chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Những tiêu chí nào được dựa vào để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng?

*Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022

* Giải quyết vấn đề:

“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

  1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”

5 Lý do mà doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm

đinh quang khánh

Giám đốc sản xuất Hoa Sen Media ( bên trái ) ông Đinh Quang Khánh 

  • Thứ nhất: Thương hiệu mang cá tính, niềm tin, sự khác biệt và tạo nên chuẩn mực cho sản phẩm:

Một doanh nghiệp muốn tồn tại chắc chắn phải có sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm không phải là thứ duy nhất mà doanh nghiệp nên tập trung vào. Xây dựng thương hiệu là một trong những việc mà công ty cần phải chú trọng hàng đầu.

Hãy tưởng tượng bạn đang trong siêu thị, và bạn cần phải chọn một hộp sữa, bạn sẽ chọn Vinamilk, TH true milk, hay một hãng sữa không tên tuổi nào đó? Tất nhiên, bạn sẽ chọn hãng sữa bạn hay uống hoặc đã nghe tên nhiều trên truyền thông hoặc qua bạn bè, chứ không phải chọn đại bất kỳ loại nào cũng được. Đó chính là ý nghĩa của thương hiệu.

  • Thứ hai: Được pháp luật bảo hộ:

Sau quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, khi đã có những thành tựu nhất định, các doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc bằng cách nào đó bảo vệ được thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm từ các đối thủ cạnh tranh hoặc các đối tượng khác. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không coi thương hiệu là một loại tài sản có thể thiết lập quyền sở hữu cũng như có quy định xử lý vi phạm đối với thương hiệu. Cách duy nhất để các doanh nghiệp gìn giữ và bảo vệ thương hiệu của mình là thông qua nhãn hiệu – đối tượng được pháp luật cho phép đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn gặp phải những rủi ro và thiệt hại về lợi ích kinh tế sau này. Nếu nhãn hiệu không được bảo hộ, doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị cướp đi thương hiệu, uy tín, khách hàng mà doanh nghiệp đã mất nhiều công sức để gây dựng.

Bảo hộ nhãn hiệu là bước đầu tiên, bước cơ bản, bước quan trọng nhất trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

  •  Thứ ba: Thu hút khách hàng trung thành:

Lòng trung thành với thương hiệu là việc khách hàng mua nhiều lần các sản phẩm và dịch vụ của cùng một thương hiệu thay vì đổi sang các thương hiệu khác. Lòng trung thành với thương hiệu là một khía cạnh quan trọng của tiếp thị vì nó giúp các công ty xây dựng một thương hiệu mạnh và thu hút khách hàng trở lại. Lòng trung thành với thương hiệu không chỉ đơn giản là mua lại sản phẩm mà còn tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, những người trở thành người ủng hộ thương hiệu tích cực.

  •  Thứ tư: Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng:

Cùng chung một dòng sản phẩm với mức giá ngang nhau nhưng sẽ có sản phẩm bán chạy hơn, điều khác biệt chính là thương hiệu. Một thương hiệu đủ mạnh sẽ tạo cho khách hàng của họ một niềm tin rằng chúng tôi mong muốn đem đến những gì tốt nhất cho khách hàng của mình.

Thế nhưng để có được một thương hiệu mạnh đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể tạo dựng được niềm tin với khách hàng của mình thông qua việc xây dựng thương hiệu.

nghệ sỹ thành lộc

Bánh trung thu Hoa Sen Bakery được nghệ sỹ Thành Lộc yêu mến và tin tưởng 

Điểm mới trong luật doanh nghiệp 2020 tạo thuận tiện cho hoạt động kinh doanh

Một sản phẩm tốt hay một thương hiệu tốt cũng thế, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bên cạnh chất lượng đơn thuần của sản phẩm.  Một trong số các yếu tố quan trọng đó không thể quên nhắc đến tên thương hiệu. Vì sao vậy?

  • Tên thương hiệu là thứ nằm sâu lại ở trong nhận thức khách hàng
  • Khi đối thoại tích cực về một thương hiệu bất kì, khách hàng luôn nói đến cái tên của thương hiệu một cách thường xuyên
  • Bên cạnh slogan hay tagline, tên thương hiệu là đại diện ngắn gọn nhất cho hình ảnh và uy tín thương hiệu được thể hiện bằng chữ viết.

Chuyên viên Quỳnh Anh 

Một suy nghĩ về “THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU

  1. Pingback: Đặt tên thương hiệu và muôn vàn khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải - Cty Luật Quốc Tế Song Thịnh: Tư vấn đầu tư, Sở hữu trí tuệ, kế toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon