DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Bạn cần giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất/nhà ở…? Liên hệ Luật Song Thịnh để được tư vấn & báo giá giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế.

DICH VU GIAI QUYET TRANH CHAP CHIA DI SAN THUA KE

1. Di sản thừa kế là gì? Tranh chấp chia di sản (tài sản) thừa kế là gì?

➤ Theo quy định của pháp luật hiện hành, di sản thừa kế (tài sản thừa kế) được hiểu là phần tài sản của người đã qua đời để lại cho người còn sống, bao gồm:

  • Tài sản riêng của người đã qua đời;
  • Phần tải sản của người đã qua đời trong tài sản chung với người khác.

Thừa kế di sản là quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế (có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc).

➤ Tranh chấp chia di sản thừa kế là những mâu thuẫn, sự bất đồng quan điểm giữa những người thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác về việc chia di sản thừa kế. Đây là một trong những tranh chấp phổ biến về tranh chấp dân sự, mang tính phức tạp và có thể kéo dài đến nhiều năm.

2. Dịch vụ giải quyết tranh chấp chia di sản (chia tài sản thừa kế)

Hiểu được sự khó khăn, tính phức tạp trong việc tự thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, Luật Song Thịnh thực hiện cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế với thông tin tham khảo như sau:

1. Phí dịch vụ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ phức tạp của từng trường hợp tranh chấp mà phí dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản, tranh chấp di sản thừa kế (quyền sử dụng đất, nhà ở…) tại Luật Song Thịnh sẽ khác nhau. 

Dịch vụ giải quyết tranh chấp – phân chia tài sản thừa kế tại Luật Song Thịnh luôn cam kết:

  • Không có chi phí phát sinh sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ;
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp, hiệu quả, đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

GỌI NGAY HOTLINE: 0945076879

2. Tài liệu khách hàng cần cung cấp cho Luật Song Thịnh:

Các đầu mục tài liệu, giấy tờ mà khách hàng cần cung cấp cho Luật Song Thịnh khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế gồm:

  1. Di chúc (nếu có);
  2. CCCD của đương sự;
  3. Các tài liệu, giấy tờ có tác dụng chứng minh quyền sở hữu và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  4. Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người yêu cầu phân chia di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế (ví dụ: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…).

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp khởi kiện chia di sản thừa kế mà khách hàng cần cung cấp thêm một số tài liệu khác để làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện. Về vấn đề này, Luật Song Thịnh sẽ tư vấn và thông báo cụ thể cho khách hàng khi triển khai dịch vụ. 

3. Công việc của Luật Song Thịnh khi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế

Dịch vụ giải quyết tranh chấp chia tài sản thừa kế tại Luật Song Thịnh gồm:

  • Tư vấn kiến thức pháp luật về thừa kế có liên quan cho khách hàng;
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế phù hợp, qua đó có thể bảo vệ tối đa các quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, chứng từ cần thiết có liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Thay khách hàng soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ và các văn bản có liên quan trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án;
  • Trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là người được ủy quyền của khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định pháp luật. 

———-

Ngoài giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế, Luật Song Thịnh hiện còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thừa kế và giải quyết tranh chấp tài sản khác như:

» Dịch vụ tư vấn soạn thảo di chúc;

» Giải quyết tranh chấp hợp đồng về đất đai.

4. Tư vấn, hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế

4.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp chia di sản thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong đó:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện: Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án tranh chấp thừa kế;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài (tức có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài).

Lưu ý:

Đối với các vụ việc tranh chấp tài sản thừa kế mà:

  • Tài sản là động sản: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú;
  • Tài sản là bất động sản (đất, nhà ở…): Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh nơi có bất động sản.

Ví dụ: 

Do không thể thống nhất được phương án chia thừa kế, anh Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất có địa chỉ tại huyện X, tỉnh X1 do bố đẻ mình mất để lại. Hiện tại, quyền sử dụng đất này đang do người con Nguyễn Văn B có nơi cư trú tại huyện Y, tỉnh Y1 quản lý, sử dụng. Trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế là Tòa án nhân dân huyện X nơi có đất.

4.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Tính từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản;
  • Khi thời hạn nêu trên kết thúc, quyền thừa kế di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

*Lưu ý:

Nếu không có người thừa kế đang quản lý di sản thì quyền sở hữu di sản sẽ thuộc về người chiếm hữu hoặc thuộc về nhà nước nếu di sản không có người chiếm hữu.

Người chiếm hữu trong trường hợp này được xác định là người chiếm hữu di sản thừa kế không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản. 

4.3. Quy trình thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp chia di sản, tài sản thừa kế

Khi xảy ra vấn đề tranh chấp về chia di sản thừa kế mà giữa những người thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thể tự thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế khi khởi kiện tại Tòa án như sau:

➤ Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền

Chi tiết hồ sơ khởi kiện tranh chấp phân chia di sản thừa kế bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện và người bị kiện như: CMND/CCCD/hộ chiếu, xác nhận thông tin cư trú…;
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người khởi kiện như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh… để xác định diện thừa kế và hàng thừa kế;
  • Các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cũng như nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: 
  • Biên bản giải quyết trong họ tộc;
  • Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có);
  • Tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Về hình thức nộp hồ sơ, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức sau đây:

  1. Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  2. Gửi đến Tòa án thông qua đường bưu điện;
  3. Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

➤ Bước 2: Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét các tài liệu bên trong bộ hồ sơ và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

➤ Bước 3: Nhận thông báo đóng tạm ứng án phí và nộp tạm ứng án phí

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải hoàn thành nộp tiền tạm ứng án phí. Tiếp đến, đương sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

➤ Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án

Kể từ khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ bắt đầu thực hiện việc thụ lý vụ án, xem xét giải quyết vụ án và ra bản án hoặc quyết định theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.

 

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon