STL – Trong bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước đang phát triển nhanh. Ý thức pháp luật của người dân cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong các quan hệ xã hội ngày gia tăng. Vì thế tầm quan trọng của nghề Luật sư được khẳng định càng rõ rệt hơn.
Tóm tắt nội dung
Nghề Luật sư là làm gì?
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lí đồng thời là người tuân thủ pháp luật. Dùng kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm để vận dụng, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.
Để có thể hoàn thành sứ mệnh xã hội giao phó khi hành nghề LS , bản thân phải tôi luyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ. Là người thừa hành, am hiểu pháp luật do đó LS luôn tôn trọng sự thật, coi việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất uy tín nghề nghiệp, với thái độ cử xử đúng mực theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Thầy cãi có phải là nghề luật sư không?
“Tâm sự nghề Luật sư”, khi nhập từ khóa này trên Google Search, chúng ta sẽ thấy xuất hiện rất nhiều. Thật ra, không phải tất cả đều là tâm tư của riêng người làm nghề Luật sư mà còn là tiếng nói của những người làm “nghề luật” nói chung. Tuy nhiên, chỉ chừng đó thôi cũng đủ nói lên những suy tư, trăn trở và đôi khi là những nỗi niềm khó nói của những người thường được gọi là “Thầy cãi”.
Lương tâm của người làm nghề luật sư
Viện trưởng, ThS.NCS: Nguyễn Văn Nam tâm niệm: “Tận tâm, tận lực, vận dụng chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, phát huy thật tốt vai trò phục vụ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân”.
Ths.NCS Nguyễn Văn Nam – Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam S.L.R.I
Tâm niệm của Viện trưởng không ngừng góp phần xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật hoặc trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, của xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội mà chính ông là người đi đầu trong việc quyên góp, kêu gọi, tổ chức cũng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp vì dân, vì đất nước của Viện trưởng Nguyễn Văn Nam. Nổi bật nhất chính là các hoạt động thiện nguyện cho người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó do Viện Nghiên cứu pháp luật phía Nam S.L.RI, Quỹ Phát triển tài năng phối hợp thực hiện.
Mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn biến động của cuộc sống nhưng LS vẫn luôn là nghề phát triển, vượt lên những thách thức, trắc trở của công việc . Ở Việt Nam hiện nay, nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, và được nhiều thế hệ trẻ đam mê tiếp bước những thế hệ trước để ngày càng nâng tầm vị thế của nghề Luật sư trong thời kì hội nhập và phát triển. Chúng tôi Luật sư Song Thịnh luôn đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc đạo đức hành nghề luật sư bất kể trong trường hợp nào?
Với Ths.Ls Âu Trung Huê thì: “Chúng tôi cũng muốn gửi gắm các thế hệ Luật sư trẻ phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của Luật sư Việt Nam, hành nghề phải tâm sáng, lấy đức làm trọng để phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc và xây dựng nền tư pháp nước nhà hiện nay ngày càng vững mạnh.”
Ths.Ls Âu Trung Huê – Trưởng VPĐD Đông Nam Bộ Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam; Giám đốc Công Ty Luật Quốc tế Song Thịnh
Theo Ths.Ls Từ Tiến Đạt khi ông được hỏi về suy nghĩ của mình đối với mối ràng buộc trách nhiệm với khách hàng. Ông trả lời: “Từ những đóng góp quan trọng trong cải cách tư pháp, bảo vệ lẽ phải, công lý – công bằng của xã hội, đội ngũ Luật sư đã khẳng định được uy tín, vị thế, vai trò của mình trong mọi đời sống xã hội. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của người dân, doanh nghiệp và tổ chức đang ngày càng tăng cao, tạo ra những điều kiện, cơ hội vô cùng to lớn cho Luật sư và nghề Luật sư phát triển, khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội.”
Ths.Ls Từ Tiến Đạt – Phó Trưởng phòng Thanh tra Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam;
Trưởng Văn phòng Luật sư Đạt Điền (phía bên trái)
Lịch sử và quá trình phát triển nghề Luật sư
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu (năm 1884), những LS hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ – vùng lãnh thổ thuộc Pháp. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề luật sư Việt Nam đã nhân rộng nhiều thế hệ LS không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc.
Những người Luật sư sẽ là người hùng trong cuộc chiến đi tìm lẽ phải, mang lại sự công bằng cho khách hàng của mình bằng tất cả những kiến thức chuyên môn đến thực tế qua sự tích lũy kinh nghiệm. Với trách nhiệm hết sức cao cả, mang trên vai mình với hai chữ “LUẬT SƯ” thì trái tim tràn đầy nhiệt huyết của những người hành nghề góp phần bảo vệ công lí, mở ra những công bằng. Họ xứng đáng được gọi là “Luật sư – người hùng của công lý”
Nghề luật sư được nhà nước và cộng đồng ghi nhận
Qua đó, Ngày 10/10 hằng năm đã trở thành cột mốc quan trọng đối với nghề Luật sư Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị – xã hội rộng lớn ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với nghề luật sư.
Nhân ngày truyền thống Luật Sư Việt Nam 10/10, Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam trân trọng gửi lời chúc mừng đến toàn thể quý Luật sư đồng nghiệp trên cả nước lời chúc sức khỏe, bản lĩnh luôn vững vàng thành công trên chặng đường hành nghề của mình.
Hà An (Hà Nội)