NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG VÌ NHỮNG LÍ DO NÀO?

Khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, ắt hẳn ai cũng mong muốn nhãn hiệu của mình sẽ được cấp văn bằng. Tuy nhiên một nhãn hiệu được bảo hộ thành công cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này, Luật Song Thịnh sẽ phân tích các trường hợp nhãn hiệu có thể bị từ chối cấp văn bằng.

nhan hieu bi tu choi cap van bang vi nhung li do nao
                                                                             nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng vì những lí do nào

1. Tiêu chí thẩm định nhãn hiệu

Theo Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022, một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

2. Những trường hợp hiển nhiên bị từ chối

Chưa xét đến khả năng có đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ hay không, chỉ cần thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì nhãn hiệu sẽ tự động bị từ chối:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca. Ví dụ:

image 2
image 1
image 17

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ:

Tổ chức chữ thập đỏ:

image 3

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới:

image 4

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Ví dụ “HỒ CHÍ MINH”, “WASHINGTON”,…

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ:

image 5

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm không sản xuất tại Phú Quốc.

–  Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có: Ví dụ: Giải khát cho sản phẩm nước ngọt

– Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

3. Những trường hợp bị coi là không có tính phân biệt

Những trường hợp dưới đây sẽ bị đánh giá là không có khả năng phân biệt và sẽ bị từ chối:

– Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng. Ví dụ: (Lưu ý: dấu hiệu bao gồm quá nhiều chữ cái không được sắp xếp theo trật tự và không đọc được thành từ cũng sẽ không được bảo hộ vì khó ghi nhớ cho người tiêu dùng. Ví dụ: BGHOQTC)

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn. Ví dụ:

image 6
                                                                                   cho sản phẩm quả cam tươi

 

image 7
                                                                                       cho sản phẩm áo thun

Cosmetic cho sản phẩm mỹ phẩm,…

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa. Ví dụ: Since 1995; Chất lượng cao; Bền đẹp,…

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Ví dụ: Công ty TNHH,…

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Made in Vietnam,…

4. Những trường hợp bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.

Sau khi vượt qua được những tiêu chí trên, nhãn hiệu còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn không trùng/tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó, cụ thể là:

– Nhãn hiệu trùng và hàng hóa/dịch vụ trùng;

– Nhãn hiệu trùng và hàng hóa/dịch vụ tương tự;

– Nhãn hiệu tương tự và hàng hóa/dịch vụ trùng;

– Nhãn hiệu tương tự và hàng hóa/dịch vụ tương tự.

image 9
Các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối

4.1. Thế nào là trùng/tương tự về mặt nhãn hiệu

Việc đánh giá tính tương tự của một nhãn hiệu đăng ký được xem xét trên tất cả các phương diện: phát âm, ngữ nghĩa, kết cấu của từ, cách thể hiện hình ảnh cũng như ấn tượng thương mại (ấn tượng với người tiêu dùng trong quá trình thương mại); Nhãn hiệu chỉ cần tương tự với đối chứng, dù chỉ trên một phương diện cũng có thể đủ để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

image 10
Các tiêu chí đánh giá tính trùng/tương tự của nhãn hiệu này so với nhãn hiệu khác

a) Về cấu trúc

  • Nhãn hiệu dự định đăng ký:
image 11
  • Nhãn hiệu đối chứng:
image 12

Hai nhãn hiệu trên được viết theo hai kiểu chữ khác nhau nhưng xét về mặt cấu trúc đều bao gồm hai chữ Thảo Hân, mặc dù nhãn hiệu dự định đăng ký có thêm dấu gạch nối ở giữa nhưng vẫn không tạo được tính phân biệt và vẫn bị xét vào trường hợp tương tự về cấu trúc.

b) Về nội dung, ý nghĩa

Nhãn hiệu dự định đăng ký Nhãn hiệu đối chứng
VẠN THỌ TRƯỜNG THỌ
VỊ Á ASIAN TASTE
LITTLE GIRL LITTLE WOMAN

Mặc dù các các cặp nhãn hiệu trên khác nhau hoàn toàn về cấu trúc, cách phát âm nhưng lại tương tự nhau về ngữ nghĩa, do đó vẫn bị từ chối trong trường hợp này.

c) Về cách phát âm

Nhãn hiệu dự định đăng ký Nhãn hiệu đối chứng
FOREST FOZEST
ROMANI YOMANI
MINTEE MEANTI

Những nhãn hiệu trên sẽ đều bị đánh giá là tương tự gây nhẫn lẫn với nhãn hiệu đối chứng do tương tự về mặt phát âm, do đó đều sẽ bị từ chối cấp văn bằng.

Cần hết sức lưu ý đến các cách phát âm của nhãn hiệu để khi tra cứu không bị bỏ sót đối chứng.

d) Về hình thức thể hiện:

  • Nhãn hiệu dự định đăng ký:
image 13
image 14
AHD
  • Nhãn hiệu đối chứng:
image 15
image 16
BLAKI

Trong trường hợp này, ấn tượng về thị giác mà các nhãn để lại cho người nhìn là giống nhau, dễ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng nên mặc dù có cách phát âm và ngữ nghĩa khác hẳn nhau nhưng vẫn sẽ bị từ chối.

4.2. Thế nào là trùng/tương tự về hàng hóa/dịch vụ

Sự tương đồng về hàng hóa/dịch vụ đăng ký cũng là một yếu tố quyết định đến 50% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu, bởi nếu hai nhãn hiệu có phần nhận diện giống hệt nhau nhưng khác hẳn nhau về danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký thì cả hai nhãn hiệu này đều được cấp văn bằng bảo hộ.

Không bàn đến yếu tố trùng thì yếu tố tương tự của hàng hóa/dịch vụ đăng ký được đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:

– Có liên quan về bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc có liên quan về chức năng, mục đích sử dụng:

Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu dự định đăng ký Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng
Quần áo Dịch vụ may đo
Vàng bạc Mua bán vàng bạc

– Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng:

Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu dự định đăng ký Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng
Bia Rượu
Vải Áo sơ mi

– Tương tự nhau về bản chất hoặc về chức năng/mục đích sử dụng:

Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu dự định đăng ký Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng
Cacao Cà phê
Dịch vụ mua bán mỹ phẩm Dịch vụ thẩm mỹ viện
Chất dính dùng trong công nghiệp Chất dính dùng trong gia đình

– Được đưa ra thị trường theo dùng một kênh thương mại, được bán cùng nhau trong cùng một loại cửa hàng:

Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu dự định đăng ký Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng
Chăn Gối, đệm
Hương (nhang) Vàng mã
Kem đánh răng Bàn chải đánh răng

– Có mối liên quan về phương thức thực hiện (sản phẩm/dịch vụ này là kết quả của việc khai thác sản phẩm/dịch vụ kia):

Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu dự định đăng ký Hàng hóa/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng
Phần mềm máy tính Thiết kế phần mềm máy tính
Điện thoại Dịch vụ bưu chính viễn thông

Trên đây chỉ là những nội dung cơ bản mà một nhãn hiệu cần phải đáp ứng để được cấp văn bằng bảo hộ. Thế mới thấy Cục Sở hữu trí tuệ cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, mất rất nhiều thời gian mới có thể đưa ra kết quả cuối cùng cho người nộp đơn. Chính vì thế khách hàng nên chuẩn bị thật tốt ở giai đoạn tiền nộp đơn để đảm bảo khả năng được bảo hộ cao nhất, đảm bảo tối đa quyền lợi cho bản thân mình.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon