ĐẾN 85% DOANH NGHIỆP CHƯA BẢO VỆ NHÃN HIỆU
VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ XÂM PHẠM
🌟 Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
🌟 Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục dành cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
🌟 Đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi tiến hành kinh doanh, tránh tình trạng bị các đối thủ “ăn cắp”, “làm nhái”, “làm giả”, cạnh tranh không lành mạnh. Đây là thủ tục quan trọng, không thể thiếu đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh.
“Đăng ký nhãn hiệu” (*) còn được gọi là: “đăng ký thương hiệu”, “bảo hộ nhãn hiệu”, “đăng ký độc quyền nhãn hiệu”, “đăng ký độc quyền thương hiệu”, “độc quyền logo”,…
CHÚNG TÔI CÙNG LÀM BẠN TUYỆT VỜI HƠN
VÀ LÀM BẠN TỰ HÀO THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN
Giờ đây, Doanh nghiệp của bạn không đơn độc một mình. Bằng tất cả sự tận tâm, chúng tôi đã bảo vệ thành công cho 1000+ nhãn hiệu. Doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm kinh doanh với 5 lợi ích quan trọng này.
LỢI ÍCH THƯƠNG HIỆU
️🏆 Xác lập quyền sở hữu
️🏆 Ngăn chặn sao chép và bắt chước
️🏆 Xây dựng niềm tin và uy tín
️🏆 Tạo sự khác biệt
LỢI ÍCH KINH TẾ
💎 Tăng giá trị thương hiệu
💎 Chuyển nhượng và thương mại hóa
💎 Tăng khả năng gia tăng doanh số
💎 Cơ hội tiếp cận tài nguyên đầu tư
1000+ DOANH NGHIỆP TIN TƯỞNG VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG
SONG THINH LAW
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp, theo quy định tại điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, tra cứu nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng để xác định xem nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký của chủ thể khác hay không. Đồng thời, tra cứu nhãn hiệu cũng giúp đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bảo hộ hay không.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hoạt động kinh doanh, không kể quy mô lớn hay nhỏ. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không những giúp bạn bảo vệ tài sản trí tuệ của mình mà còn giúp bạn có thể thu lợi nhuận từ việc thương mại hóa tài sản trí tuệ.
Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể được sửa đổi, tuy nhiên, nội dung sửa đổi không được mở rộng phạm vi so với đơn đăng ký ban đầu.
Một nhãn hiệu có thể được đăng ký cho nhiều nhóm hàng hoá và dịch vụ. Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký dựa trên Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ), được áp dụng toàn cầu. Mặc dù có rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu, chỉ có tổng cộng 45 nhóm. Vì vậy, một nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ cho nhiều nhóm hàng hoá và dịch vụ.
Để nhận biết nhãn hiệu của bạn có đủ điều kiện đăng ký độc quyền nhãn hiệu hay không, bạn cần xác định:
1. Liệu nhãn hiệu của bạn đã là một nhãn hiệu đúng? (nhãn hiệu là dấu hiệu được cấu thành bởi từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc).
2. Liệu nhãn hiệu của bạn có khả năng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác? Nếu đủ 02 yếu tố như trên, nhãn hiệu của bạn có thể tiến hành đăng ký độc quyền nhãn hiệu.
Không thể có bên khác làm nhanh hơn, bởi tất cả các bên đại diện để đăng ký nhãn hiệu đều chỉ có vai trò là người nộp đơn giúp anh/chị, còn cơ quan xử lý là Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Thời gian xử lý đơn phụ thuộc vào số lượng hồ sơ mà các nhân viên cục phải xử lý nên có thể xê xích như trên.
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo trình tự như sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ và thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 2: Đăng công báo: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 3: Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Thu phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Sau khi thẩm định nội dung Cục Sở Hữu Trí Tuệ yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành nộp phí cấp văn bằng. Chủ sở hữu nộp phí và chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Sau 02 tháng kể từ ngày nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau 1 – 1,5 năm kể từ ngày nộp đơn.