Người có quyền thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những di sản mà người mất để lại theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật. Vậy thủ tục hưởng thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Công Ty Luật Song Thịnh cung cấp quy trình, thủ tục thực hiện vấn đề trên.
Tóm tắt nội dung
1. Quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất được để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo khoản 1 điều 45 Luật đất đai 2024 như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì người được thừa kế quyền sử dụng đất được hưởng phần phân chia di sản đó và thực hiện các thủ tục hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Điểm c khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024 quy định:
“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự“
Như vậy, khi người để lại di sản là quyền sử dụng đất lập di chúc thì văn bản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định mới có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.
Khi lập di chúc để lại thừa kế quyền sử dụng đất bằng văn bản có công chứng chứng thực thì người lập di chúc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đủ điều kiện công chứng chứng thực.
2. Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất
2.1 Khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất xảy ra khi:
- Có người duy nhất được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật; hoặc
- Những người thừa kế cùng được hưởng phần chia di sản bằng nhau theo pháp luật nhưng đều thỏa thuận không phân chia quyền sử dụng đất đó. Trường hợp muốn để lại phần di sản của mình cho một người thì những người còn lại thực hiện lập văn bản từ chối nhận di sản.
Khi thực hiện các thủ tục có văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất đem văn bản đi làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo khoản 3 điều 57 Luật công chứng 2014 quy định hồ sơ khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
- Các giấy tờ liên quan quyền sử dụng đất của người để lại di sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…)
- Giấy tờ pháp lý tùy thân của các đồng thừa kế quyền sử dụng đất (CMND, CCCD)
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thừa kế với người để lại di sản (giấy khai sinh)
Khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế phải có đầy đủ mặt những người được hưởng thừa kế có mặt ký tên, người nào vắng mặt phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc các đồng thừa kế còn lại.
2.2 Thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất
Sau khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế quyền sử dụng đất phải nộp hồ sơ đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai, cụ thể hồ sơ quy định các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Văn bản gốc về việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất là người duy nhất được hưởng phần di sản thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất của người thừa kế
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
- Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, chứng tử…)
– Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
– Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra và gửi số liệu cho cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế (nếu có)
– Khi người thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, văn phòng đăng ký nhà đất trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế.
3. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Luật sư thừa kế bảo đảm quyền và lợi ích của từng chủ thể được hưởng quyền thừa kế, của người quản lý di sản cũng như những người có quan hệ thân thiết với chủ sở hữu tài sản mà họ cũng có thể được hưởng thừa kế thông qua di chúc.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục kê khai, phân chia di sản thừa kế và tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp về tài sản, xác định hàng thừa kế… Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
- Tư vấn lập di chúc hợp pháp;
- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;
- Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;
- Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
- ….
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất của Công Ty Luật Song Thịnh. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi.