THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1. Các dạng khởi kiện tranh chấp đất đai trên thực tế

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trên thực tế, tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến và vô cùng đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Chính vì điều đó có rất nhiều dạng khởi kiện tranh chấp đất đai, tuy nhiên, có ba dạng khởi kiện thông thường như sau:

  • Khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất.
  • Khởi kiện tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
  • Khởi kiện tranh chấp về mục đích sử dụng đất.TU VAN TO TUNG NHA DAT

 

2.Hòa giải cơ sở.

Bắt buộc phải hòa giải: Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải và đây là thủ tục hòa giải bắt buộc. Do đó, nếu chưa có việc hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã (tức chưa có biên bản hòa giải) thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án.

Theo cấp xét xử, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của Bộ luật tó tụng dân sự 2015.

Thẩm quyền của Tòa án được xác định theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, tranh chấp đất đai có đối tượng tranh chấp là bất động sản. Vì vậy, tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

 4.Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Việc khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự.

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện

Người khởi kiện viết đơn khởi kiện theo mẫu. Đơn khởi kiện phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Lưu ý: Khi nộp đơn khởi kiện quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Các giấy tờ giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền như biên bản hòa giải không thành

Các giấy tờ khác nếu có.

  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang bị tranh chấp.

Cách thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp tại Tòa án.

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

  • Bước 3: Nộp tạm ứng án phí

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án ra thông nộp tiền tạm ứng án phí.

Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Toà án sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Xem thêm: https://luatsongthinh.com/dich-vu-dang-bosang-ten-nha-dat-uy-tin-tai-long-an/

dich-vu-luat-su-uy-tin

 

Liên hệ hotline/zalo 0945076879 để được luật sư tư vấn tranh chấp về đất đai, thừa kế.

 

 

 

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon