Nếu việc thua lỗ dẫn đến phá sản thì giám đốc có chịu trách nhiệm trước pháp luật và tài chính với doanh nghiệp đó hay không ?

Tình hình của dịch Covid-19 kéo dài nên doanh nghiệp tôi gặp khó khăn về chi phí sản xuất. Vì vậy tôi đã ký kết hợp đồng vay vốn với công ty A. Hiện tại tôi phát hiện bản thân đã lựa chọn lãi suất khá cao và vì là doanh nghiệp nhỏ nên chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, chưa lấy lại được vốn mà tiền nợ ngày càng nhiều.

Xin hỏi, giám đốc sẽ chịu trách nhiệm như thế nào ? Nếu như doanh nghiệp phá sản, tôi là giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê thì có phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và tài chính doanh nghiệp này không ? Trong quá trình giải quyết tranh chấp thì tôi có được đổi người khác thay trách nhiệm của mình không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Luật sư bạn đọc của công ty Luật Song Thịnh, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Ø Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, công ty làm ăn thua lỗ thì phía chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Ø Về vấn đề nếu như công ty phá sản

Căn cứ theo khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020:

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ vào Điều 565 Bộ Luật dân sự 2015:

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Dựa vào hai Điều trên, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp anh làm trái ý với doanh nghiệp tư nhân thì phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Ø Trong quá trình giải quyết tranh chấp, anh là người vi phạm nghĩa vụ của bên được ủy quyền thì anh không thể đổi người khác nhận thay trách nhiệm của mình. Do anh là người vi phạm nên anh phải là cá nhân chịu trách nhiệm do bản thân gây ra.

Thực tập sinh Nhật Thy ( ĐH KInh tế – Luật , luật Dân sự )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon