HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?

Điện năng lượng mặt trời nguồn điện hỗ trợ nhằm tăng cường lượng điện năng hòa vào mạng lưới điện quốc gia để phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, những tồn đọng đang khó khăn cho đơn vị thu mua bán thanh toán điện và người dân. Vậy đâu là giải pháp?  

Từ nhiều năm nay, bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng điện của con người ngày càng tăng, việc tìm kiếm, phát triển các nguồn năng lượng mới được xem là vô cùng cấp thiết.dien nang luong mat troi

Tại Việt Nam, nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện chủ yếu là từ thủy điện và các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt, dầu mỏ,… Đặc biệt là nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm tỷ trọng rất lớn trong các nguồn sản xuất điện, chiếm khoảng 50%. Thực trạng này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng nhanh tốc độ tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bên cạnh đó, sản lượng điện vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng như hiện nay. Trước tình trạng này, việc phát triển và phổ biến các nguồn năng lượng tái tạo là giải pháp tốt nhất cho vấn đề được đặt ra.

Trong các nguồn năng lượng tái tạo đang phổ biến hiện nay, hệ thống năng lượng mặt trời có thể thấy là nguồn năng lượng có tiềm năng và được biết đến nhiều nhất bởi những ưu điểm nổi bật của nó.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời có thể hiểu đơn giản là thông qua các tấm pin quang điện, chuyển hóa quang năng từ mặt trời thành điện năng dùng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Về mặt lý luận, chỉ cần có ánh sáng mặt trời là có thể không ngừng sản xuất ra điện. Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn năng lượng mặt trời tác động đến bề mặt trái đất trong 01 năm tương đương với năng lượng 1.892×1024 tấn than đá cung cấp, gấp mười nghìn lần trữ lượng nhiên liệu đã được phát hiện trên trái đất. Mặt khác, tuổi thọ của mặt trời vẫn còn 4 – 5 tỷ năm, so với lịch sử phát triển của nhân loại mà nói, nguồn năng lượng mặt trời mà con người có thể khai thác là vô hạn, không phải lo lắng về vấn đề cạn kiệt tài nguyên như các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Ngoài ra, không như các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt,…) trong quá trình sử dụng tạo ra rất nhiều chất thải độc hại gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, nguy hại đến sức khỏe con người và gây hiệu ứng nhà kính, quá trình khai thác năng lượng mặt trời hầu như không tạo ra bất cứ chất thải nào, cũng không gây tiếng ồn, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Do đó, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng lý tưởng được nhiều nước trên thế giới coi trọng phát triển, trong đó có Việt Nam.

Những năm gần đây, năng lượng mặt trời đã ngày càng trở nên quen thuộc trong nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-Ttg ngày 06/04/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng, phổ biến nguồn năng lượng mới. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái không chỉ cung cấp năng lượng điện phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt của mình, mà còn có thể có thêm nguồn thu nhập từ bán lại lượng điện dư thừa cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Tiềm năng kinh doanh trong đó đã thu hút nhiều tổ chức doanh nghiệp không ngừng ngại bỏ vốn đầu tư vào các dự án điện năng lượng mặt trời và ký hợp đồng mua bán điện với EVN.

Những khó khăn bất cập trong điện năng lượng mặt trời

Bên cạnh những lợi ích mà hệ thống năng lượng mặt trời đem lại, quá trình phổ biến điện năng lượng mặt trời hiện nay vướng phải nhiều khó khăn, bất cập, chủ yếu xuất phát từ những quy định, chính sách pháp luật chưa được rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, chật vật khi thực hiện dự án đầu tư.

Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời áp mái khu vực phía Nam vừa được EVN thông báo tạm dừng thanh toán để các nhà đầu tư bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật, chủ yếu là hồ sơ an toàn công trình xây dựng và phòng chống cháy nổ.

Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định:

“4. Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.”

Mặc dù vậy, khi các doanh nghiệp này đến Sở xây dựng xin cấp Giấy phép xây dựng cho hệ thống điện mặt trời áp mái thì lại bị từ chối vì lý do không thể cấp phép xây dựng đối với hệ thống lắp trên mái nhà công trình đã có giấy phép xây dựng, chưa có văn bản hướng dẫn để làm căn cứ cấp.

Kết quả là dự án bị đình trệ không thể tiếp tục, nhiều doanh nghiệp đầu tư phải đối mặt với nguy cơ phải phá sản do không thể thu hồi vốn.

Đâu là giải pháp?

Vì lý do đó, Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam quyết định tổ chức Hội thảo khoa học cấp Viện “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với chủ đầu tư dự án Điện mặt trời –  Điện áp mái ở Việt Nam” nhằm tìm hướng tháo gỡ những khó khăn đang tồn đọng trong lĩnh vực này.

Qua đó Viện Nghiên cứu pháp luật phía Nam tổ chức hội thảo kêu gọi các nhà khoa học, chuyên gia đóng góp ý kiến tham luận gửi về Viện.

Thành phần tham dự Hội thảo gồm khách mời:

  • Đại diện Ủy Ban pháp luật của Quốc Hội;
  • Đại diện Bộ Tư pháp;
  • Đại diện Bộ Xây dựng;
  • Viện Nhà nước và pháp luật – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
  • Viện Nghiên cứu lập pháp;
  • Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển;
  • Viện Khoa học pháp lý;
  • Các trường đại học chuyên ngành luật;

Dự kiến hội thảo sẽ điễn ra ngày 25/9/2022

Vì vậy chúng tôi xin kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp có liên quan tài trợ cho chương trình hội thảo như trên. Các quyền lợi đơn vị tài trợ được cụ thể ở Kế hoạch tổ chức số 01/KH-SLRI ngày 12/6/2022 đính kèm bên dưới.

ke hoach to chuc hoi thao dien nang luong mat troi1)

Luật gia Triệu Vỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon