Giao dịch dân sự là gì

Giao dịch dân sự là gì? Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015?

Căn cứ vào Điều 116 của BLDS 2015, giao dịch dân sự được quy định như sau:

“ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. “

giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự 

Mục đích của giao dịch dân sự:

  • Lợi ích hợp pháp, đạo đức xã hội phản ánh mong muốn của các bên khi tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ hoặc được thể hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.
  • Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch.

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lí của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lí đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ mọi quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch trùng với mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lí).

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

Căn cứ vào Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo BLDS 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

“ 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. “

Các loại giao dịch: Có 2 loại giao dịch dân sự dân sự:

  • Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần ý chí của các chủ thể khác. Hành vi pháp lý đơn phương có thể do một hoặc nhiều chủ thể ở cùng một bên bày tỏ ý chí. Ví dụ: Lập di chúc chung.

Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có điều kiện do chủ thể bày tỏ ý chí đặt ra, phía bên kia phải đáp ứng mới làm phát sinh nghĩa vụ của bên bày tỏ ý chí đơn phương. Ví dụ: phát sinh nghĩa vụ trả lương.

  • Hợp đồng dân sự: là giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên chủ thể ở hai phía của giao dịch, làm phát sinh, thay đổi . chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng mua bán xe đạp.

Vì vậy, giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng đều có thể là giao dịch có điều kiện.

Giao dịch dân sự được giao kết do hiểu nhầm, lừa dối có hiệu lực không? Hậu quả như thế nào?

Điều kiện có hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự là tự nguyện, trong trường hợp giao kết, thoả thuận người bán cố tình cung cấp thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc che giấu thông tin, làm cho người mua bị hiểu nhầm. Hiểu biết hạn chế dẫn đến quyết định mua bán là trái với ý muốn.Vì vậy giao dịch này không có hiệu lực. Pháp luật quy định những điều hợp đồng vô hiệu sẽ hoàn trả những gì đã nhận. Ai có lỗi gây ra giao dịch vô hiệu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.

Phương Anh & Nhật Thy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon