Người Trung Quốc có được đầu tư vào Việt Nam

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có đường biên giới tiếp giáp nối liền với nhau, do đó hoạt động ngoại thương giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẻ và không ngừng phát triển. Các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đứng vị trí thứ 4 các nhà đầu tư thế giới đầu tư vào Việt Nam, số liệu từ Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho thấy tính chung 10 tháng năm nay, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,7 tỉ USD, đứng thứ 4 sau Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong tổng số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Vì thế, việc các nhà đầu tư Trung Quốc có nhu cầu tìm hiểu việc đầu tư vào Việt Nam như thế nào cho đúng cách? Trình tự và thủ tục ra sao? Hãy cùng Công ty Luật Quốc tế Song Thịnh tìm hiểu nhé!

Cơ sở pháp lý:

+ Biểu cam kết WTO;

+ Hiệp định thương mại đa phương có cam kết về đầu tư;

+ Luật Đầu tư năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Luật Doanh nghiệp năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.

Các loại hình nhà đầu tư Trung Quốc có thể thực hiện đầu tư:

– Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Hai cách thức phổ biến nhất khi mà nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vào Việt Nam là lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam đầu tư theo mô hình góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam. Tuỳ theo khả năng kinh tế cũng như yêu cầu về mục tiêu đầu tư mà mỗi nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xem xét chọn lựa.

nha dau tu trung qquoc

Thủ tục thành lập công ty có vốn TRUNG QUỐC đầu tư vào VIỆT NAM

Bước 1: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư; vốn và phương án huy động vốn; địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu về lao động; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam

  • Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân còn hiệu lực của thành viên là cá nhân. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai. Thời hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP công bố không đúng thời hạn quy định nội dung sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

Doanh nghiệp tự mình khắc dấu và bảo quản sử dụng. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

THỦ TỤC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên

  • Ký hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.
  • Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
  • Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
  • Thuế chuyển nhượng cổ phần

 ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC:

Ngoài việc lựa chọn đầu tư theo hai loại hình phổ biến trên. Nhà đầu tư nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc thành lập doanh nghiệp hay góp vốn mua cổ phần thì nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là BCC).

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Nếu không thuộc một trong các điều kiện nêu trên. Nhà đầu tư thực hiện Hợp đồng BCC như những nhà đầu tư trong nước.

Trình tự thực hiện:

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

Nhà đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư. Theo quy định tại Điều 38 Luật đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

TTS Công Hoan ( Trường Đại Học Luật TP.HCM )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon