Bạo lực học đường ở Việt Nam vấn nạn ảnh hưởng đến thế hệ trẻ em

Bạo lực học đường ở Việt Nam xâm phậm nghiêm trong đến Quyền trẻ em, vì trẻ em cần được sống và phát triển lành mạnh. Người xâm phạm chịu trách nhiệm gì?

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ em chính là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, các em cần có được những quyền lợi cần thiết được gọi là “quyền trẻ em”.

Hiểu một cách đơn giản nhất quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định trong các bộ Luật, chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Cùng Song Thịnh Law phân tích quy định pháp luật về quyền trẻ em nhé!

Quyền trẻ em là gì ?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người.

  • Quyền lợi cơ bản nhất của trẻ em là có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ… Tuy nhiên, trên thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp… Hàng triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh…

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc.

Xem thêm: Đại hội thành lập chi hội bảo vệ quyền trẻ em

Và đặc biệt có rất nhiều trẻ em đã và đang phải sống trong cảnh bị bạo hành hằng ngày, đây là điều rất đáng lên án. Sau đây là những vụ tiêu biểu vừa qua :

1. Bé gái bị nhân tình của mẹ đóng 9 chiếc đinh vào đầu đã tử vong

2. Hành vi bạo hành trẻ em trong trường học: Hiện nay có rất nhiều cô giáo mầm non đã bạo hành trẻ khi trẻ đến trường dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Khiến cho các phụ huynh rất lo lắng khi cho trẻ đến trường.

3. Vụ bé gái 8 tuổi tử vong vì bị “dì ghẻ” bạo hành.

4. Nam thanh niên ném chày trúng đầu rồi siết cổ, giấu bé trai 3 tuổi vào ngăn đá tủ cấp đông.

5. Bé gái bị bạo hành tổn thương thần kinh.

Dấu hiệu trẻ em bị bạo lực học đường
Dấu hiệu trẻ em bị bạo lực học đường ở Việt Nam

Điều 12 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền trẻ em:

“Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.”

– Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe của trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù (điểm e, khoản 1 Điều 134 BLHS)

Tội giết người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm b, khoản 1, Điều 123 BLHS).

Khoản 5, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định hành vi “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác” là hành vi bị nghiêm cấm. Điều này được hướng dẫn cụ thể trong Điều 8, Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật, cụ thể:

“1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

  1. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em
  2. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
  3. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ.
  4. Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.”

Người thực hiện những hành vi được liệt kê trên có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em).

  • Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột hay xâm hại

Nhưng trên thực tế, mỗi ngày cũng đều có vô số trẻ em bị phân biệt đối xử.Khảo sát cũng cho biết, trẻ bị phân biệt đối xử có cảm xúc và hành vi tiêu cực không mong muốn, không có lợi cho sự phát triển của trẻ: buồn, thấy bị xúc phạm, tức giận, bức xúc, tự ti, khiến trẻ xa lánh tập thể, mất lòng tin vào người khác. Đa số trẻ cho rằng trẻ bị phân biệt đối xử không dám lên tiếng với ai, sống khép kín, tự cô lập bản thân…

Trên thực tế, trẻ em có thể bị phân biệt đối xử vì các lý do như: giới tính, chủng tộc/tôn giáo, hoàn cảnh gia đình (giàu, nghèo, khuyết thiếu, mồ côi), vùng miền, năng lực học tập, khuyết tật, HIV/AIDS, bệnh tật.

Phân biệt đối xử với trẻ em có thể là việc ông bà, cha mẹ yêu quý con/cháu này hơn con/cháu khác; không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con; bỏ bê, không chăm sóc trẻ; thầy cô giáo thiên vị học sinh giỏi hơn; thiên vị với học sinh khi kiểm tra, xử phạt; học sinh chọn chơi nhóm với nhau và xa lánh học sinh khác, nhóm khác vì gia đình giàu, nghèo; bệnh tật; học lực… Phân biệt đối xử với trẻ em cũng có thể là những lời người lớn nói đùa, chế giễu, miệt thị, chê bai, đổ lỗi cho trẻ; so sánh trẻ với trẻ khác.

Điều đáng nói là phân biệt đối xử với trẻ em đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại mỗi gia đình, nhà trường nhưng nhiều ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn học sinh lại không nhận thức được đó là phân biệt đối xử, mà chỉ đơn giản cho rằng đó là việc thể hiện tình cảm của bản thân đối với từng người khác nhau hoặc là cách giáo dục để trẻ vì tự ti mà phải cố gắng theo tấm gương đã được đưa ra so sánh.

  • Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao… Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.
  • Nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em.
phòng chống bạo lực học đường
Phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam

Trẻ em là người dễ bị tổn thương cần có sự bảo vệ và trợ giúp của gia đình, xã hội và nhà nước. Hơn nữa, trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc nên việc đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai. Nhằm bảo đảm tốt nhất các quyền lợi của trẻ em, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Điều 5 Luật trẻ em năm 2016 quy định 05 nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:

(1) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.

(2) Không phân biệt đối xử với trẻ em.

(3) Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.

(4) Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

(5) Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

Các hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo thực hiện quyền trẻ

Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em bao gồm:

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

– Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà nước đối với trẻ em VN

Xem thêm: Các quy định về quyền trẻ em, phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam

  1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
  2. Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của đơn vị mình thông qua các hình thức phù hợp.
  3. Các thông tin mà trẻ em được tiếp cận, được cung cấp phải vì lợi ích của trẻ em, không xâm hại, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em

Hãy chung tay đẩy lùi bạo lực học đường ở Việt Nam. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển tâm trí trẻ em Việt Nam

Nhưng thực tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em. Giải pháp tuyên truyền giáo dục để tranh bạo lực học đường ở Việt Nam . 

Cẩm Vân – Kim Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon