Luật đầu tư năm 2020 có gì mới

Luật Đầu tư 2014, các dự án lớn như (sân golf, casino …), nhà đầu tư đều  phải xin chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Luật Đầu tư mới, nhà đầu tư chỉ cần xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Đây là một trong những nội dung điều chỉnh quan trọng, qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính.

Bên cạnh những quy định thông thoáng, cũng có thêm những ràng buộc đối với hoạt động đầu tư nhận ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau: Trong Luật Đầu tư 2014, khi phê duyệt dự án tập trung xem xét về quy mô, diện tích của dự án, nhưng không tập trung vào hiệu quả. Do đó, nhiều dự án có hiệu quả, ý nghĩa lớn đã bị bỏ sót, như dự án về môi trường, nhà ở xã hội … Những hạn chế này đã từng bước được điều chỉnh trong Luật Đầu tư 2020.

Luật Đầu tư 2020 đã giảm bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó doanh ghiệp kinh doanh thông thoáng hơn.

Một số lĩnh vực liên quan đến Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và một số Luật khác có liên quan đã được điều chỉnh, sửa đổi trong Luật Đầu tư 2020, góp phần hoàn thiện pháp luật. So với Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư 2020 có 22 điểm mới, trong đó có 11 điểm quan trọng và đáng chú ý:

  1. Định nghĩa về “Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”

Luật Đầu tư 2020 lần đầu đưa ra định nghĩa về “Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”, có thể thấy điều này đã tạo ra một tiền đề mới cho các quy định liên quan tới các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sau này. Trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình mới, các dự án khởi nghiệp có khả năng áp dụng nhanh. Song song với điều này, các quy định trở nên cởi mở hơn với các dự án đầu tư khởi nghiệp.

Đối với các dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Thậm chí đối với cả các quỹ đầu tư về khởi nghiệp sáng tạo cũng không cần đăng ký đầu tư mà chỉ cần thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cho việc tạo lập môi trường đầu tư khởi nghiệp năng động sáng tạo. Bên cạnh đó, diện hưởng ưu đãi đầu tư được mở rộng thêm cả các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng được đưa vào diện hưởng ưu đãi đầu tư.

  1. Tiến hành xác định các nguyên tắc, điều kiện đầu tư kinh doanh

Lần đầu tiên, các nguyên tắc, điều kiện về đầu tư kinh doanh đã được xác định. So với trước đây, các nguyên tắc, điều kiện đầu tư kinh doanh quy định ở rất nhiều văn bản khác nhau, gây hiện tượng tràn lan, thiếu thống nhất, từ đó vướng mắc cho nhà đầu tư.

Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định cụ thể như sau: Nội dung tối thiểu của điều kiện đầu tư phải đảm bảo, bên cạnh đó phải quy định rõ về đối tượng, phạm vi áp dụng điều kiện, hình thức áp dụng, nội dung, thủ tục hành chính. Hạn chế hiện tượng ngâm hồ sơ từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sự tiến bộ đó thể hiện ở việc quy định điều kiện kinh doanh sẽ chỉ cần áp dụng theo một trong các hình thức: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ…. Mà không cần có xác nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như trước.

  1. Bổ sung thêm các hình thức ưu đãi đầu tư

Luật Đầu tư 2020 đã tiến hành bổ sung thêm hình thức ưu đãi đầu tư, nổi bật nhất trong sự tiến bộ đó là hình thức “khấu hao nhanh”. Đây là hình thức ưu đãi giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến tới điểm hòa vốn nhanh hơn. Bên cạnh đó, các mức chi phí được khấu trừ khi tính thuế đã được tăng lên.

Nhà làm luật cũng tiến hành ưu đãi đối với những doanh nghiệp sử dụng lao động là nữ giới, lao động là người dân tộc. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thuộc trường hợp hưởng ưu đãi còn được công nhận thêm các chi phí khấu trừ khi tính thuế ngay cả khi chi phí đó chưa thực sự hợp lý.

  1. Mở rộng thêm các đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư

Nhà làm luật khi sửa đổi bổ sung luật mới đã song song tiến hành mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư. Các đối tượng tiêu biểu được bổ sung vào danh sách có thể kể đến gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Các dự án sản xuất các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; các cơ sở ươm tạo công nghệ; các dự án về bảo vệ môi trường; dự án quy mô lớn từ 6000 tỉ khi đáp ứng thêm các điều kiện về doanh thu hoặc số lượng lao động…  (Các dự án mang tính cấp bách tại Việt Nam).

  1. Quy định nghiêm ngặt hơn đối với các hoạt động M&A

Hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài với các dự án tại Việt Nam theo tỉ lệ phải đăng ký thủ tục chấp thuận giảm từ 51% trở lên xuống còn trên 50%. Bên cạnh đó hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài trong trong trường hợp ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, theo quy định của pháp luật đất đai, bao gồm: Các dự án nằm tại các khu vực có vị trí địa lý trọng yếu, nhạy cảm như ở các xã, phường, thị trấn, thị xã biên giới, ven biển và hải đảo hải đảo… đều phải xin sự chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc quy định như vậy thể hiện sự kiểm soát mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam, hạn chế tình trạng thông qua M&A, doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát khu đất, quyền sử dụng đất ở vị trí mang tính nhạy cảm, trọng yếu.

luat su au trung hue
Luật sư Âu Trung Huê
  1. Cụ thể hóa về việc lựa chọn nhà đầu tư theo thủ tục đấu thầu tại các quy định của Luật Đấu thầu

Trong trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất, đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ một bên khác khi đề xuất dự án đầu tư trên chính khu đất đó sẽ không phải thông qua thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

  1. Sửa đổi danh mục, dự án đầu tư thuộc sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh

Luật Đầu tư 2020 đã tiến hành giảm xuống các danh mục đầu tư thuộc sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, đồng thời tăng lên các danh mục đầu tư thuộc sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố.

Các trường hợp thay đổi từ phía nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư bắt buộc phải có sự chấp thuận đã được giới hạn lại chỉ còn 6 trường hợp: Thay đổi chủ chương đầu tư; thay đổi quy mô diện tích sử dụng đất; thay đổi tổng vốn đầu tư; thay đổi tiến độ thực hiện dự án; điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; thay đổi công nghệ đã được thẩm định. Qua đó ta nhận thấy việc giảm bớt các thủ tục hành chính là chủ chương, mục tiêu hướng tới của nhà làm luật.

  1. Quy định cụ thể vấn đề gia hạn đầu tư

Về vấn đề gia hạn tiến độ đầu tư, không được gia hạn tiến độ dự án quá 24 tháng so với tiến độ ban đầu. Trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật và các trường hợp khác thì được ra hạn quá 24 tháng. Qua đó tạo ra “lối thoát” cho nhiều dự án treo tại Việt Nam.

  1. Quy định lại về việc ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án

So với Luật Đầu tư 2014, các dự án có liên quan tới quyền sử dụng đất đều phải thực hiện ký quỹ. Đến Luật Đầu tư 2020 thì đã được loại bỏ đối với nhà đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nhà đầu tư đấu giá quyền sử dụng đất, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền 1lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư.

– Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có quyền sử dụng đất.

– Nhà đầu tư đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự  án đầu tư đã thực hiện việc ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận đầu tư.

– Nhà đầu tư đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất khác.

  1. Đối với điều kiện gia hạn thời hạn thực hiện dự án

Khi nhà đầu tư hết thời hạn thực hiện dự án, có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư nếu đáp ứng được các điều kiện của pháp luật thì được ra hạn tối đa không quá 70 năm với các dự án đầu tư trong khu kinh tế; 50 năm với các dự án ngoài khu kinh tế; 70 năm với các dự án đầu tư tại các địa bàn kinh tế có khăn hoặc dự án đầu tư có nhà đầu tư nước ngoài chậm thu hồi vốn.

Quy định thêm các trường hợp không được gia hạn dự án đầu tư khi hết thời hạn đối với: Các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ô nhiễm môi trường; dự án thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho nhà nước Việt Nam.

  1. Bổ sung thêm các trường hợp dự án đầu tư bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt dự án đầu tư

Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất; nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh; nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả mạo.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2020 đã định hướng cho chính phủ về hình thức ưu đãi đầu tư gồm: Mức giảm thuế so với mức thuế suất ưu đãi, kéo dài thời hạn thuế ảnh hưởng tới thuế suất ưu đãi áp dụng với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư. Bãi bỏ quy định về điều kiện vốn pháp định 20 tỉ trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon