Nạn bạo lực học đường? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ?

Nạn bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trong thời gian gần đây.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con trẻ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm hơn trước. Tất cả trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường. Vì vậy mà trường học được coi là môi trường giáo dục tốt nhất, là nơi các em có thể tiếp thu tri thức và có những mối quan hệ bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, hiện nay trong môi trường đó lại tồn tại một vấn nạn vô cùng nhức nhối – đó là tình trạng “bạo lực học đường” chủ yếu diễn ra ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Vậy thực trạng và nguyên nhân của bạo lực học đường là do đâu?

bạo lực học đường
Thực trạng bạo lực học đường và giải pháp

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những người chịu những trận đòn đó, bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai cũng sợ phải đến trường.

Khi phát hiệu dâu hiệu bạo lực học đường hay liên hệ Hội bảo vệ quyền trẻ em

Hoặc công ty Luật Song Thịnh để được hỗ trợ kip thời

Xem thêm Bạo lực học đường ở Việt Nam

2. Thực trạng: 

Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề báo động, cấp thiết trong môi trường giáo dục.

– Nạn bạo lực học đường xảy ra nhiều ở nữ sinh

– Độ tuổi chủ yếu là từ 15-18 tuổi

– Mâu thuẫn phát sinh chỉ vì những xích mích nhỏ.

3. Những vụ bạo lực học đường chấn động năm 2021:

  •  Nam sinh lớp 11 bị đánh vỡ sọ não

Sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 14/1/2021 tại Trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa. Khi em Phan Thanh L. vừa tan học ra về tới cổng trường thì bất ngờ bị Nguyễn Bá Th. cầm một cây gậy sắt vụt thẳng vào đầu trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.

Nam sinh bị bạn đánh vỡ sọ não, bị tổng thương cơ thể tới 49%.

Sự việc diễn ra quá bất ngờ khiến L. gục ngay tại chỗ và được thầy cô, nhà trường đưa tới Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh cấp cứu. Tuy nhiên, do

bị thương rất nặng, L. sau đó được chuyển ngay xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để cấp cứu, điều trị.

Tại thời điểm nhập viện, qua chụp chiếu, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa xác định L. bị vỡ sọ não, bị tổn thương cơ thể tới 49%. Nam sinh đánh bạn sau đó đã bị bắt tạm giam và khởi tố.

  • Nam sinh lớp 10 bị đánh hội đồng trong nhà vệ sinh trường học

Ngày 3/3/2021, một đoạn clip ghi lại cảnh nam sinh bị 3 học sinh khác đấm đá túi bụi trong khu nhà vệ sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao. Lúc này, nam sinh chỉ ôm đầu, ngồi bệt xuống sàn trong khu nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nhóm học sinh kia vẫn liên tục đấm đá vào người.

Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, thời điểm xảy vụ việc, có nhiều học sinh xung quanh chứng kiến nhưng không có ai tới can ngăn. Sự việc được xác định xảy ra tại trường THPT Ngô Gia Tự (thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, Đắk Lắk).

Nam sinh bị đánh là T. (lớp 10A1). Qua xác minh ban đầu, em T. có mâu thuẫn với một học sinh tên H. (lớp 9, trường THCS Nguyễn Đình Chiểu) vì việc dán tem xe đạp từ thời điểm trước Tết Nguyên đán. Sau đó, nam sinh lớp 9 này đã nhờ một số học sinh khác học lớp 10 của trường THPT Ngô Gia Tự vây đánh nam sinh trên.

  • Nữ sinh lớp 9 Đắk Lắk bị đánh hội đồng

Trưa 29/9/2021, trên mạng xã hội Facebook có một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh một nữ sinh mặc áo trắng bị 3 nữ sinh khác lao vào đấm đá, dùng dép đánh vào đầu và mặt. Nữ sinh bị đánh bất lực ngồi sụp xuống đất dùng tay che mặt chịu đòn.

Vụ việc xảy ra vào ngày đầu tiên học sinh học đến trường học trực tiếp (27/9) sau khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện được kiểm soát. Danh tính của các học sinh tham gia đánh em L. trong clip, gồm: T.M.D. và L.T.Q. học sinh lớp 9 Trường THCS Hồ Tùng Mậu và V.T.A. học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Đại Nghĩa (xã Cuôr Knia).

Chỉ vừa đi học trở lại sau đợt giãn cách, nhóm học sinh đã đánh nhau vì mâu thuẫn không đáng có.

Chỉ vừa đi học trở lại sau đợt giãn cách, nhóm học sinh đã đánh nhau vì mâu thuẫn không đáng có.

Theo L. kể, sau khi tan trường, các bạn rủ em ra ngoài vườn điều phía sau Trường Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn chơi. Vừa ra đến nơi thì em bị ba bạn lao vào đánh với ly do nói xấu phụ huynh của các bạn ấy trên mạng xã hội.

4. Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

  • Thứ nhất: Có thể thấy tình trạng bạo lực diễn ở môi trường học tập chủ yếu ở độ tuổi 12-17 tuổi. Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Bản thân các em chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những hành vi gây bạo lực học đường.
  • Thứ hai: Từ phía gia đình. Cuộc sống ngày nay ngày càng đòi hỏi vật chất nên phụ huynh bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thậm chí vù áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Nhiều gia đình lục đục nên con cái chứng kiến và bị ảnh hưởng.
  • Thứ ba: Đến từ nhà trường. Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục nhân cách, kĩ năng cư xử phẩm chất cho học sinh. Hoặc khi có bạo lực không có hướng giải quyết nên học sinh không sợ.
  • Thứ tư: Do phía xã hội. Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt. Văn hóa bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời
  • Thứ năm: Do biến chất về mặt tâm lý. Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách nhìn nhận méo mó, lệch lạc biến thái.

5. Bạo lực học đường đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Vậy hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình, xã hội và chính bản thân những người trong cuộc ra sao?

Chúng ta đều biết đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây đến đối với cả hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nạn nhân của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang lo lắng cho nạn nhân.

Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối với tương lai và sự phát triển của họ.

6. Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan.

Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường. Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

công ty luật quốc tế song thịnh

Cẩm Vân – Kim Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon