TRỌNG TÀI HAY TOÀ ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI?

Chuyên mục Luật sư bạn đọc công ty Luật Song Thịnh:

Tôi muốn hỏi, công ty của tôi (công ty X) trụ sở tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh có ký hợp đồng mua cà phê xay của công ty A trụ sở tại Buôn Mê Thuộc, tỉnh Dak Lak. Tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Công ty tôi và công ty A có thương lượng với nhau bằng lời nói “Nếu có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại tại tỉnh Dak Lak”. Quá trình thực hiện hợp đồng, công ty A giao hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho công ty tôi 1 tỷ đồng. Do đó giữa công ty tôi và công ty A có phát sinh tranh chấp. Vậy cho tôi hỏi trung tâm trọng tài có giải quyết tranh chấp hay không? Giả sử, tranh chấp được giải quyết bằng tòa án thì tòa án nào có thẩm quyền giải quyết. ?

luat su au trung hue

Tranh chấp thương mại

Luật sư Song Thịnh trả lời: Trung tâm trọng tài sẽ không giải quyết vụ tranh chấp này. Bởi vì thỏa thuận trọng tài bằng lời nói không có giá trị pháp lý. Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản riêng biệt trong hợp đồng thương mại, nên thảo thuận này phải được lập bằng văn bản.

Căn cứ vào Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010: Hình thức thỏa thuận trọng tài

  1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
  2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này?

Nếu có tranh chấp được giải quyết bằng tòa án thì Tòa án nhân dân TP Buôn Ma Thuộc tỉnh Dak Lak có thẩm quyền giải quyết, vì Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ưu tiên bị đơn có trụ sở. Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh chỉ giải quyết tranh chấp khi hai bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án này giải quyết. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là ý kiến của Luật Song Thịnh tư vấn pháp luật gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có điều chưa rõ, hãy liên hệ Luật Sư Âu Trung Huê để được tư vấn cụ thể.

Trân trọng!

Chuyên viên tư vấn Quỳnh Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon