Văn phòng giao dịch có phải là văn phòng đại diện ?

Bạn đọc Hoàng Nam gửi về hộp thư Luật sư bạn đọc của Công ty luật quốc tế Song Thịnh như sau:  Tôi là chủ một Doanh nghiệp, sau khi đã hoạt động kinh doanh được một năm, chúng tôi muốn mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Theo tôi tìm hiểu thì có rất nhiều hình thức khác nhau, kính nhờ Công ty Luật Song Thịnh có thể tư vấn giúp tôi văn phòng giao dịch có phải là văn phòng đại diện ?

Hiện nay, khi nhiều loại hình kinh doanh ra đời với các đặc điểm và tính chất khác nhau, các doanh nghiệp dễ nhầm lẫn đặc biệt là văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện. Họ cho rằng hai loại hình này có chung một khái niệm. Để tránh sự nhầm lẫn này, Công ty Luật Song Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại hình này.

Khái niệm Văn phòng đại diện

Khoản 2, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Theo đó, văn phòng đại diện được hiểu là loại hình không trực tiếp kinh doanh, không ký kết một hợp đồng kinh tế nào với đối tác trừ việc có ủy quyền từ trụ sở chính. Doanh nghiệp quản lý các hoạt động từ văn phòng đại diện do đó mọi hoạt động như kê khai thuê, xuất hóa đơn đều do trụ sở chính quản lý. Do đó, nếu chủ sở hữu cần một địa chỉ hợp pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng giao dịch với đối tác mà không nhất thiết thực hiện hoạt động sinh lời thì văn phòng đại diện là một giải pháp tối ưu và phù hợp nhất hiện nay.

Khái niệm văn phòng giao dịch

Thuật ngữ “Văn phòng giao dịch” chỉ xuất hiện trong Luật Luật Sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 với quy định về “Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư”.

Tuy nhiên khái niệm “văn phòng giao dịch” dùng trong cuộc sống hàng ngày không phải thuật ngữ xuất hiện trong các văn bản pháp luật. Văn phòng giao dịch được hiểu theo nghĩa tương đương của thuật ngữ “Địa điểm kinh doanh”, có ghi đầy đủ quy định pháp lý trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Theo Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”

Như vậy, có thể nói Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện do Văn phòng giao dịch hay còn gọi là địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh.

Phân biệt giữa văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch

1. Trụ sở

Đối với văn phòng đại diện thì trụ sở có thể đặt tại tỉnh nơi công ty đang có trụ sở chính, các chi nhánh hoặc tỉnh khác không có trụ sở chính. Do đó, một doanh nghiệp, công ty có thể thành lập nhiều văn phòng tại một hoặc nhiều thành phố, thị xã, quận huyện…

Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện ở chỗ đây là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch chỉ là tên gọi mà doanh nghiệp tự đặt khi đăng ký kinh doanh. Do đó, trong một tỉnh doanh nghiệp chỉ có thể thành lập một hoặc nhiều văn phòng giao dịch. Nếu muốn mở rộng kinh doanh, bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập chi nhanh, không thể mở văn phòng giao dịch ở tỉnh mà không có trụ sở chính ở đó.

2. Phạm vi hoạt động

Đối với văn phòng đại diện phạm vi hoạt động chủ yếu là có quyền thực hiện các công việc hành chính được ủy quyền, giới thiệu nhằm thay mặt công ty giao dịch với khách hàng. Đây là văn phòng trung gian giúp doanh nghiệp liên lạc, giao dịch với các đối tác, thực hiện công việc cung cấp, hỗ trợ doanh nghiệp… Nói chung, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, có thể ký hợp động khi được ủy quyền từ trụ sở chính.

Đối với văn phòng giao dịch, bản chất nó là địa điểm kinh doanh, nơi có thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh được thành lập ra nhưng sẽ không có con dấu riêng và chịu sự quản lý giám sát, hạch toán, xuất hóa đơn…

Việc không phân biệt đúng về một thuật ngữ có thể khiến các doanh nghiệp đi sai hướng mục đích ban đầu khi mở rộng kinh doanh. Bởi bản chất văn phòng giao dịch khác với văn phòng đại diện cả về chức năng lẫn nhiệm vụ.

Với bài viết của công ty Luật Song Thịnh, hy vọng sẽ giúp được các doanh nghiệp lựa chọn được hình thức mở rộng tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh phù hợp với đơn vị mình.

TTS Phương Anh ( ĐH Kinh tế Luật , Luật Dân Sự )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon