Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam

STL – Đạo đức ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng là rất quan trọng và có lẽ nó còn đặc biệt quan trọng hơn đối với người hành nghề Luật. Luật sư luôn được khách hàng, xã hội giao phó những trách nhiệm nặng nề. Chính vì vậy, mỗi Luật sư cần phải nỗ lực từng ngày từng giờ, bên cạnh việc trau dồi kỹ năng còn cần phải nhận thức sâu sắc được vai trò nghề nghiệp của mình làm sao cho xứng đáng với trọng trách, niềm tin được khách hàng gửi gắm.

đạo đức luật sư

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp. Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề luật sư.

Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao.

Vai trò của Luật sư đối với xã hội hiện nay?

  • Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) : “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”
  • Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Theo quy định tại Điều 3 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), chức năng xã hội của luật sư là: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
  • Luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân, những người được trợ giúp pháp lý.  Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Luật sư có được “lựa chọn” khách hàng không? Vì sao?

  • Luật sư có thể được lựa chọn khách hàng trong trường hợp sau:

Căn cứ vào Quy tắc 13 Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019

“Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng:

1. Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

–  Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;

–  Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;

– Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;

– Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

– Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.

2. Luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

– Có căn cứ xác định khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức;

– Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11;

– Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.”

  • Và luật sư không được lựa chọn khách hàng khi :

– Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng;

– Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng;

– Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư;

– Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Vậy tại sao bạn nên chọn Công ty Luật Quốc Tế Song Thịnh?

hoi luat su bds

1. UY TÍN: 

Công ty Luật Quốc Tế Song Thịnh luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP:

Là đơn vị tư vấn luật, Công ty Luật Quốc Tế Song Thịnh hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM:

Công ty Luật Quốc Tế Song Thịnh nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM:

Công ty Luật Quốc tế Song Thịnh, sau gần 14 năm hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, dịch vụ kế toán thuế đã khẳng định được uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước về dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, thương mại, đầu tư, lao động, pháp luật thuế, dịch vụ kế toán thuế, giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế…Đồng hành cùng chúng tôi là đội ngũ luật sư, luật gia, người đại diện sở hữu trí tuệ, chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo tại các cơ sở chính quy, uy tín về nghề Luật tại Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi tin rằng sẽ đảm bảo cung cấp tới Quý khách hàng trong và ngoài nước dịch vụ tư vấn luật tốt nhất và an toàn pháp lý nhất tại Việt Nam.

5. CHI PHÍ HỢP LÝ:

Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO:

Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT:

Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

 

TTS Kim Thủy – Cẩm Vân ( Luật Kinh Tế )

Một suy nghĩ về “Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam

  1. Pingback: Song Thịnh Law - Nơi ươm mầm nhân tài Luật - Cty Luật Quốc Tế Song Thịnh: Tư vấn đầu tư, Sở hữu trí tuệ, kế toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon