STL – Sáng ngày 26/08/2022, tại Trung tâm Hội nghị Vạn Lộc Phát Palace, tỉnh Bình Dương đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học pháp lý với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng ở các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ” do Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam (S.L.R.I) tổ chức.
Hội thảo khoa học pháp lí với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng ở các tỉnh Đông Nam Bộ”
do Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam (S.L.R.I) tổ chức ngày 26/8.
Hội thảo được diễn ra với sự chủ trì của TS. Phạm Văn Võ (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), TS. Lưu Quốc Thái (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) và TS. Dương Kim Thế Nguyên (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
Hội đồng khoa học điều hành hội thảo
Hội thảo nhận được sự quan tâm từ các nhà khoa học, các lãnh đạo đại diện UBND các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ, cơ sở đào tạo Luật lớn ở khu vực phía Nam, đại diện các sở ban ngành, tòa án, viện kiểm sát, ban quản lý các KCN, các doanh nghiệp và các công ty Luật. Đến đưa tin hội thảo các báo đài đưa tin cho chương trình có sự hiện diện của Báo Thanh niên, Báo Công an nhân dân, Báo Công lý, Đài Truyền hình thành phố HCM …
Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp cùng các bộ, ngành để hoàn thiện sửa đổi Luật đất đai. Đây là một dự thảo luật vô cùng cấp bách tháo gỡ vướng mắc của Luật Đất đai hiện hành, cùng với các văn bản hướng dẫn liên quan đã phát sinh nhiều bất cập. Khiếu nại, tranh chấp đất đai đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là những khu vực đông dân cư. Đông Nam Bộ hiện đang được đánh giá là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là nơi xảy ra tranh chấp đất đai nhiều nhất, có tính chất đặc thù riêng biệt nhất.
Buổi hội thảo khoa học được Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam tổ chức là nơi quy tụ, trao đổi học hỏi về kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho những người hoạt động liên quan trực tiếp đến đất đai. Đồng thời quan trọng hơn, những ý kiến đóng góp quý báu xuất phát từ hoạt động thực tiễn khi thực thi Luật Đất đai sẽ vô cùng giá trị để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này, góp phần cho việc hoàn thiện, thống nhất các chính sách pháp luật, khơi thông nguồn lực phát triển nước nhà.
Nội dung buổi hội thảo có 4 nhóm chủ đề chính bao gồm: những lý luận cơ bản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai; trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; đường lối giải quyết tranh chấp đất đai.
Ban chuyên môn giúp sức hỗ trợ ban điều hành ghi nhận các ý kiến đóng góp cho hội thảo
Trong bài phát biểu tuyên bố khai mạc buổi hội thảo, ThS.Ls. Nguyễn Văn Nam – Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam bày tỏ sự cảm ơn và trân trọng đến những đóng góp quý báu từ các nhà nghiên cứu, Hội đồng khoa học quản lý đề tài và các thành phần khác đã có đóng góp tâm huyết, trí tuệ cho công việc chung của ngành khoa học pháp lý. Với nhiệm vụ của Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam “nghiên cứu, phản biện các chính sách pháp luật cũng như đề xuất, kiến nghị các cấp thẩm quyền để làm tư liệu tham khảo”, “các ý kiến tham luận tại Hội thảo sẽ được tổng hợp, chắt lọc thành Báo cáo kiến nghị chính sách để gửi đến Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách về đất đai trong giai đoạn tới cũng như là tài liệu tham khảo của các sở ban ngành quản lý về đất đai”.
Theo TS.Lưu Quốc Thái Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với bài tham luận “bàn về khái niệm tranh chấp và thẩm quyền thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính”. Với phiên tranh luận sôi nổi và ý kiến đóng góp tích cực từ đại biểu.
TS. Phùng Quang Hải – Phó Chánh án Toà án Thành Phố Hồ Chí Minh phát biểu đồng tình với quan điểm cần định nghĩa tranh chấp đất đai trong luật đất đai sửa đổi sắp tới. Bởi tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp.
Đại biểu đến từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đề xuất thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nên chuyển toàn bộ sang Toà án. Vì Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp chuyên biệt, thẩm phán chuyên môn cao, kinh nghiệm và thẩm quyền giải quyết triệt để tất cả quan hệ liên quan đến đất đai.
Về hoà giải tiền tố tụng trong tranh chấp đất đai, nên là lựa chọn hơn là bắt buộc như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Bá Trung Viện kiểm sát Bình Dương quan trọng đề nghị hoà giải nên giao cho Toà án, bởi đội ngũ hoà giải viên kinh nghiệm và chuyên môn hoà giải, khi hoà giải thành, thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hoà giải. Thì nội dung hoà giải đó được đưa vào thi hành thực tế. Một số nơi không tổ chức cấp xã nên cũng hạn chế, chồng chéo trong thủ tục hoà giải cấp xã trươc khi khởi kiện.
Ông Nguyễn Bá Trung Viện kiểm sát Bình Dương
Sau một ngày làm việc sôi nổi và hiệu quả, Hội thảo đã được lắng nghe nhiều tham luận, góp ý có giá trị. Đoàn chủ tịch hội đồng khoa học đã tổng hợp các ý kiến và gửi đến Quốc Hội xem xét khi sửa đổi luật đất đai.
- Một là: Đa số các đại biểu đều đồng tình Luật đất đai định nghĩa rõ ràng khái niệm tranh chấp đất đai, theo định nghĩa hiện nay là quá rộng. Luật nên phân định tranh chấp đât đai, và tranh chất có liên quan đến đất đai.
- Hai là: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nên giao hết cho Toà án giải quyết, không phân ra cho cơ quan hành chính giải quyết nữa vì có những hạn chế và bất cập.
- Ba là: Hoà giải trước khi tranh chấp đất đai nên là lựa chọn chứ không bắt buộc như hiện nay.
Kết thúc hội thảo Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam tặng quà cho 2 đơn vị là xã Đức Thạnh huyện Mộ Đức và Xã An Lạc huyện Bắc Tân Uyên. Đồng thời trao chứng nhận cho 3 doanh nghiệp đã đồng hành và có trách nhiệm xã hội trong năm 2022.
huyện Bắc Tân Uyên.
Thành công của hội thảo là sự góp sức của các nhà khoa học và tâm huyết của đơn vị tổ chức Viện Nghiên Cứu Pháp Luật phía Nam S.L.R.I .
Viện S.L.R.I chụp ảnh kỷ niệm
Luật gia Thuý Minh – Giám Đốc Marketing Song Thinh LawFirm