Luật sư được lựa chọn khách hàng? 4 trường hợp Luật Sư không được lựa chọn khách hàng

Luật sư là nghề tự do kinh doanh, luật sư lựa chọn khách hàng hay bảo vệ theo yêu cầu của cơ quan chức năng? Khi nào luật sư được từ chối khách hàng? Không được từ chối khách trong trường hợp nào? Quy tắc hành nghề luật sư

Luật sư được lựa chọn khách hàng trong trường hợp sau:

Căn cứ vào Quy tắc 13 ứng xử hành nghề Luật Sư Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019

“Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng

Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

– Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;

– Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;

– Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;

– Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

– Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.

– Luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

– Có căn cứ xác định khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức;

– Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11;

– Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.”

Dịch vụ luật su tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Luật Sư Song Thịnh, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp

Luật sư không được lựa chọn khách hàng khi :

– Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng;

– Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng;

– Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư;

– Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Vậy, Luật sư không được lựa chọn khách hàng trong 4 trường hợp nêu trên.

Nếu luật sư đã và đang thực hiện dịch vụ với khách hàng, phát hiện những yếu tố cần phải từ chối theo quy định. Thì luật su cũng có quyền từ chối khách hàng. Như trường hợp luật sư phát hiện ngoài chuyên môn nghiệp vụ của mình. Khách hàng không chấp nhận lời tư vấn của luật sư thì luật sư cũng có quyền từ chối dịch vụ với khách hàng.

Khi luật sư tham gia vào vụ việc và phát hiện những tình tiết mới, khách hàng đã cố ý giấu luật sư làm cho thay đổi tình huống pháp lý. Luật sư được quyền từ chối khách hàng đó mà không ảnh hưởng đến quy định luật sư lựa chọn khách hàng như phân tích trong bài này.

TTS Kim Thuỷ ( Luật Kinh tế )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon