Ứng xử nghề nghiệp luật sư | Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng?

Căn cứ theo quy tắc 14 Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

“Quy tắc 14 Ứng xử nghề nghiệp luật su. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng”

Tư vấn trái quy định

– Chủ động xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật;

Vật chất

– Sử dụng tiền bạc, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mục đích riêng của cá nhân luật sư;

– Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của luật sư;

– Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;

– Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ;

Thông tin sai lệch

– Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng;

– Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân;

– Thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình;

-Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách hàng lựa chọn luật sư;

ứng xử nghề nghiệp luật sư
Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Tạo tình huống xấu để trục lợi

-Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để lừa dối khách hàng;

– Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;

– Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng làm ảnh hưởng tới danh dự luật sư và nghề luật sư;

– Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

Từ chối dịch vụ trái quy định

– Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, trường hợp bất khả kháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan tiến hành tố tụng và khách hàng biết.”

Xem thêm: Quy tắc ứng xử của Luật sư

Xem thêm: Đào tạo luật sư có trình độ quốc tế

Vậy, Luật sư là nghề tự do nhưng cũng chịu thực hiện theo quy chế hành nghề. Luật sư không được từ chối yeu cầu bảo vệ cho người yếu thế, không được hứa hẹn kết quả với khách hàng. 

 

TTS Cẩm Vân ( Luật kinh tế )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon